Minh chứng về các hoạt động phi trung gian hóa ở các ngành Phi trung gian hóa

Sản xuất máy tính

Dell là một nhà sản xuất máy tính và thiết bị máy tính. Dell chuyển từ mô hình có trung gian của hãng thành mô hình trực tiếp đến tay người tiêu dùng.(DellCửa hàngNgười dùng trở thành mô hình DellNgười dùng). Có một thời gian, bạn không thể nào mua được một máy tính Dell ở trong một cửa hàng hay siêu thị nào bởi vì nó không được cung cấp bởi Dell. Dell chỉ cung cấp trực tiếp đến người dùng kể cả cá nhân hay là tổ chức. Chiến lược này rất thành công và mang lại độ nhận diện thương hiệu rất tốt cho hãng và cả những lợi ích tài chính khác.[3]xxxxthế=traveloka|nhỏ|224x224px|Một trang đặt vé máy bay của trang web Traveloka.]]

Hàng không và tàu du lịch

Ngành du lịch và lữ hành đã được trải nghiệm một sự thay đổi theo hướng phi trung gian hóa. Ví dụ, nhiều năm trước, người ta thường đặt máy bay hoặc là du thuyền của họ thông qua một đai lý du lịch. Ngày nay, có hàng tá cách để có thể mua được vé và kỳ nghỉ trực tiếp từ những hãng bay hay du thuyền, loại bỏ những đại lý trung gian.[3]

Ngân hàng

Ngân hàng cũng là một trong những ngành có quá trình phi trung gian hóa diễn ra mạnh mẽ và bền vững. Việc thêm vào các kênh trực tiếp như online banking, ebanking hay kinh điển là ATM khiến cho khách hàng có thể tương tác trực tiếp với ngân hàng mà không cần phải thông qua các nhà môi giới như trước kia hay thậm chí qua những nhân viên ngân hàng của chính ngân hàng đó. Hay với một ví dụ dễ thấy hơn của phi trung gian hóa trong ngành ngân hàng là việc phát triển của các phương thức thanh toán điện tử, chẳng hạn như Ví Điện Tử - hầu như không cần một tiếp xúc trực tiếp nào bởi nhân viên của họ với khách hàng hay là các trung gian khác.[3]

Vào năm 1993 nhằm kích thích đầu tư từ người dân, Hội đồng Dự Trữ Liên Bang đã ban hành “Quy Định Q”[4] về việc trả lãi cho các tài khoản thanh toán của ngân hàng. Theo đó, ngân hàng bị cấm trả lãi cho các tài khoản thanh toán, điều này nhằm thúc đẩy khách hàng của các ngân hàng chuyển tiền từ tài khoản thanh toán của họ và đầu tư vào quỹ thị trường tiền tệ (hay có thể hiểu là thúc đẩy người dân tăng đầu tư thay vì tiết kiệm). Việc điều chỉnh này nhằm mục đích thúc đẩy phát triển của đất nước, huy động được nguồn tiền từ người dân). Quy định này ảnh hưởng trực tiếp gây ra quá trình phi trung gian hóa. Việc người dân sẽ rút tiền ra khỏi trang trung gian tài chính được bảo đảm bởi liên bang đề đầu tư trực tiếp vào những công cụ thị trường tiền tệ, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ của lợi nhuận sinh ra từ đầu tưlãi suất sinh ra từ ngân hàng tiết kiệm. Nghĩa là, lợi nhuận đầu tư lớn hơn lãi sinh ra từ gửi tiết kiệm ngân hàng, người dân sẽ có xu hướng đầu tư hơn là tiết kiệm.[3]